A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các vấn đề của toàn cầu hóa

Bài có lẽ của Dominique Wolton, giám đốc nghiên cứu cảu CNRS, dịch đã lâu nên quên mất.

 

Liên kết kiến thức

 

Văn hóa là gì ? Là những gì có thể đem lại cho mỗi người lý do để sống và để hy vọng. Đó là những gì có thể mang lại những phương tiện làm tăng vẻ đẹp và trí tuệ cho cả thế giới. Văn hóa hiện nay đang gắn rất chặt với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra trên toàn thế giới với những bước đi đầy sự ép buộc. Hiện tại, toàn cầu hoá mới chỉ diễn ra chủ yếu trên bình diện kinh tế và kỹ thuật. Còn trên bình diện chính trị văn hoá và xã hội hay còn gọi là toàn cầu hoá tư tưởng, phát triển chậm hơn rất nhiều so với các thị trường và mạng thông tin.

Toàn cầu hoá kinh tế và tài chính cộng với quốc tế hoá công nghệ, hành tinh hoá các vấn đề môit trường cần phải đi đôi với một sự nhận thức về mặt đạo đức và chính trị ngang tầm với nó.Vậy mà, đúng lúc người ta cần nhất đến các khuôn khổ triết học và đạo đức để giúp chúng ta gây dựng toàn cầu hoá thì ta mới nhận ra rằng các hệ tư tưởng đã trở nên lỗi thời.

Văn hoá mạng đi đôi với sự trỗi dậy của ‘’xã hộ thông tin toàn thế giới’’ mang  tính chất vừa địa phương vừa toàn cầu. Nó không phải chỉ đơn giản là văn hoá được xây dựng trên đại dương kiến thức trên mạng Internet mà là văn hoá của sự lãnh đạo trên quy mô toàn cầu. Điểm chính yếu của văn hoá mạng gắn với hiểu biết về thế giới, hành tinh, trái đất và vũ trụ. Trong lịch sử đã có nhiều nền văn hoá khác cũng có tính hướng ngoại nhưng cái mới là văn hoá mạng sử dụngcác phương tiện của thời đại để tác động tới các vấn đề của thời đại. Thách thức lớn nhất với nó là làm văn minh hóa hai xu hướng toàn cầu hoá và thế giới hoá.

Các cuộc cách mạng kỹ thuật thông tin và truyềnthông đã diễn ra nhanh và sâu tới mức nó tác động sâu sắc tới tổ chức của xã hội chúng ta trên quy mô toàn thế giới. ‘’Xã hội thông tin toàn cầu’’ kéo theo bốn cuộc cách mạng khác cùng một lúc : cách mạng, văn hoá, xã hội, kinh tế và chính trị.

Cách mạng văn hóa

 

Cuộc cách mạng hiện nay có thể so sánh với sự phát minh ra chữ viết hay máy in hồi thế kỷ 15. Nó tiến xa tới mức người ta thậm chí có thể nói đến sự xuất hiện của ‘’một cách tồn tại’’ mới. Nó làm thay đổi tới gốc rễ cách ta nhìn thế giới, giải quyết các vấn đề của thế giới. Ta có thể quan sát thấy tư tưởng của loài người đã bị thu hẹp lại nhanh như thế nào. Việc ‘’toán học hoá” các mô hình cần thiết để hiểu sự vận hành của xã hội loài người ngày càng phức tạp và gắn với việc sử dụng rộng rãi những chiếc máy tính và máy truyền thông. Trong lịch sử phát triển loài người ta đã biết đến nhiều bước tiến : tiếng hét được rút gọn thành ngôn ngữ, bàn tay thành các loại công cụ và tiếng nói thành chữ viết. Vậy loài người đang bước vào Thời đồ ‘’ảo’’ vì cái thực đã được rút gọn thành cái ảo trên mạng. Câu hỏi được đặt ra là thời đại mới này sẽ mang lại gì cho loài người khi nó đang rút gọn con người, hút hết chất sống của con người để tái tạo ảo con người và cuộc sống con người qua các con số và sơ đồ. Sự rút gọn sẽ bỏi qua những ‘’phần không hiểu được’’ “phần không diễn tả được” của loài người. Vậy con người sẽ ra sao?

Một vấn đề khác là đa dạng văn hoá. Toàn cầu hoá là mối đe doạ thực thụ đối với sự đa dạng và phong phú của các nền văn hoá. Nhưng đồng thời nó cũng là cơ hội để các nền văn hoá phát triển và giới thiệu về mình. Việc cần làm là tìm ra điểm cân bằng giữa sự khác biệt của  các dân tộc và cái chung gắn kết họ lại với nhau.  Văn hoá mạng chỉ thực sự xứng đáng với tên gọi của nó khi nó đại diện được cho những mong muốn sâu lắng của các công dân thế giới mà chúng ta đang trên đường trở thành những công dân này.

 

Cách mạng xã hội và kinh tế

 

Chúng ta đang chứng kiến một phong trào sâu rộng của việc phi vật chất hoá kinh tế gắn với việc dịch chuyển sản xuất tới nơi thích hợp trên toàn thế giới. Một bên ta có những nguồn vốn khổng lồ dịch chuyển trong nháy mắt từ nơi này đến nơi khác, một bên là những người di cư vì chiến tranh hay nghèo đói. Vốn và thông tin di chuyển tự do, bất kể thời gian còn con người bị đóng đinh tại chỗ.

Nhiều câu hỏi được đặt ra : xã hội thông tin toàn cầu, với tính chất năng động của nó, liệu có tạo ra những trại tập trung  hay là nơi gạt ra ngoài rìa xã hội những nhóm người không có điều kiện? Đó không chỉ là quá trình bần cùng hoá về mặt kinh tế một nhóm người mà còn là sự bỏ rơi về mặt xã hội. Sức sản xuất của máy móc dựa trên trí tuệ nhân tạo đang đe doạ nghiêm trọng việc làm và thậm chí của ý nghĩa tồn tại của con người : máy tính Deep Blue chiến thắng vua cờ Kasparov, hàng loạt ngành kinh tế như ngân hàng, bảo hiểm, phân phối, công nghiệp sử dụng ngày càng nhiều máy móc thay vị trí con người. Loài người buộc phải tìm ra vai trò của chính mình – một vai trò rất ‘’người’’- mà máy móc không thay thế được.

 

Cách mạng chính trị

Kể từ khi bức tường Berlin bị sụp đổ, tư tưởng ‘’tự do hoá trong mọi lĩnh vực’’ đã nhanh chóng phát triển và vai trò của các nhà chính trị ngày càng sụt giảm. Mạng phát triển nhanh chóng ở khắp nơi và xây dựng một “trật tự thế giới mới“ trong đó bản sắc các dân tộc bị xói mòn, chủ quyền quốc gia suy yếu (trên các lĩnh vực như tiền tệ, thuế, hải quan...) đồng thời cũng dấy lên nguy cơ về bất bình đẳng trong việc thực hiện quyền công dân-thế giới.’’dân chủ trên mạng” có mang lại nhiều dân chủ hơn hay không? Cuộc sống riêng tư của mỗi người sẽ ra sao nếu như mỗi việc họ làm trên mạng đều bị ghi lại và bị khai thác với bất kì mục đích gì mà họ không hề biết. Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, quyền lợi công và tư sẽ ra sao?

Thị trường sẽ trở thành nơi nổi lên của chính trị. Vì các bàn tay vô hình chi phối thị trường sẽ dệt nên một tấm vải từ lợi ích của mỗi cá nhân và sẽ làm nên của cải vật chất chung. Vấn đề là thị trường cần hoà bình, ổn định và sự minh bạch để vận hành. Trong khi đây là những vấn đề nằm ngoài thị trường. Sẽ không có hoà bình xã hội khi không có công lý. Sẽ không có minh bạch nếu không có sự đảm bảo của nhà nước. Thị trường chỉ có thể hoạt động tốt khi có một xã hội và nền chính trị hoà bình. Vậy mà các điều kiện này càng ngày càng ít đi vì có hàng loạt mâu thuẫ nổi lên.

  • Mâu thuẫn giữa địa phương và toàn cầu : một bên là các lãnh thổ, biên giới gắn với lịch sử và địa lý. Một bên là những người không nhà, không quốc tich, không trách nhiệm. Những thiên đường thuế, đại dương không gian đem lại nhiều lợi ích cho các nước giàu và hiện đại. Các tài nguyên này bị khai thác không có sự quản lý của thế giới bởi đơn giản không có ai đại diện cho các quyền lợi chung ấy cả. Nhiều thành phố rất phát triển và hiện đại, kết nối với nhiều thành phố khác khắp nơi trên thế giơí nhưng lại biệt lập với vùng ngoại ô nghèo khó của mình. Quy luật thuần tuý của thị trương là lợi nhuận nên khi không có lợi nhuận thị trường sẽ bỏ qua một thành phố, một đất nước thậm chí một châu lục bỏ mặc hàng tỷ người sống trong cảnh đói nghèo.
  • Mâu thuẫn giữa luật giữa các nước : Luật của các nước có thể mâu thuẫn với nhau nhưng điều đáng quan tâm là từ giờ các luật này đều có chung một không gian áp dụng ảo. Luật bản quyền chú trọng lợi ích của thị trừơng, luật đạo đức bản quyền lại chú trọng bảo vệ tác giả.  Quyền người sản xuất đi ngược lại quyền được nhân sao sử dụng với mục đích  cá nhân, mâu thuẫn giữa bảo vệ bản quyền với quyền được tiếp cận thông tin của mỗi người vì mục đích nghiên cứu hoặc giáo dục.
  • Mâu thuẫn giữa quyền lợi chung và riêng : Mục đích của luật pháp là gì? bảo vệ quyền lợi chung hay riêng? Đâu sẽ là vai trò của nền kinh tế? Phục vụ con người hay bó buộc con người? Ví dụ như cần bảo vệ quyền của tác giả hơn hay cấm những người khác sử dụng thông tin ấy để phục vụ lợi ích chung của loài người?  Gen là sản phẩm của tự nhiên, các công ty tìm ra bản đồ gen có được bảo vệ thành quả của mình không khi gen là tài sản chung tự nhiên của nhân loại?

Tags: 221
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan